Bệnh dại trên chó, mèo là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và hiện chưa có thuốc điều trị. Sau đây Bác Sĩ Thú Cưng sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin hữu ích liên quan đến bệnh này.
Virus dại sống được bao lâu?
Virus bệnh dại là một trong những loại virus có tốc độ phát triển rất nhanh và cực kỳ nguy hiểm. Như vậy chó, mèo khi mắc bệnh dại có thể sống được lâu? Virus trong cơ thể chó, mèo bao lâu thì phát hiện?
Virus bệnh dại chủ yếu lây lan qua vết cắn và nước bọt tại vết cắn đó. Thông thường virus bệnh dài sẽ tồn tại trong cơ thể từ 2-8 tuần. Nhưng đối với virus bệnh dại được truyền trực tiếp từ vết cắn thì thời gian phát bệnh chỉ rút ngắn lại còn khoảng 10 ngày.
Đặc điểm của bệnh dại, bệnh truyền nhiễm chó chính là gây rối loạn thần kinh não bộ dẫn đến viêm não, làm não con vật trở nên điên dại và chết. Bệnh dại chủ yếu xuất hiện 90% chó, 5% mèo và 5% ở những con vật khác. Dấu hiệu nhận biết bệnh dại chính là thể dại điên cuồng và thể dại câm.
Bệnh dại trên chó, mèo gồm những giai đoạn nào?
Bệnh dại trên chó, mèo thường được chia làm 2 giai đoạn, cụ thể như sau:
- Thời kỳ ủ bệnh: thời kỳ ủ bệnh có thể từ 7 ngày thậm chí đến vài tháng. Tuỳ thuộc vào từng loại virus, vị trí cắn. Những triệu chứng này thông thường sẽ khó phát hiện hoặc bị nhầm lẫn với những bệnh khác.
- Thời kỳ phát bệnh: thông thường đối với thời kỳ phát bệnh sẽ chia làm 2 thể loại: thể dại điên cuồng và thể dại câm. Nhưng trên thực tế vẫn có nhiều chó, mèo mắc đồng thời cả 2 loại xen kẽ nhau. Thời gian đầu biểu hiện điên cuồng kích động cuối cùng chuyển sang ức chế bại liệt.
Đối với thể loại điên cuồng chó, mèo chết trong khoảng 3 – 7 ngày. Còn đối với thể dại câm thì tiến trình phát triển nhanh hơn và chết chỉ từ 2 – 3 ngày.
Chẩn đoán bệnh dại chó, mèo như thế nào?
Nếu như bạn phát hiện chó, mèo nghi nhiễm virus dại thì hãy nhanh chóng đưa đến Hệ thống bệnh viện thú y DOGS & CATS VIỆT NAM. Tại đây chó, mèo sẽ được cách ly trong khoảng 10 ngày và tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với thăm khám theo dõi các triệu chứng.
Tại đây sẽ có một số xét nghiệm có thể được chỉ định như là:
- Xét nghiệm máu ELISA: đây là biện pháp dùng để chẩn đoán bệnh dại tuy nhiên không được áp dụng rộng rãi.
- Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang: đây là phương án thử nghiệm mang tính chuẩn xác nhất. Nhưng đòi hỏi phải có mô não của chó, mèo và được thực hiện sau khi vật nuôi đã chết.
Phương pháp phòng ngừa bệnh dại cho vật nuôi
Bệnh dại trên chó, bệnh truyền nhiễm mèo là rất nguy hiểm vì vậy cần chủ động phòng ngừa bệnh. Chủ vật nuôi chỉ cần đảm bảo chó, mèo được tiêm ngừa vacxin mới nhất. Ở nhiều quốc gia việc tiêm chủng này bắt buộc theo quy định pháp luật.
Giữ vật nuôi trong tầm kiểm soát và tránh tiếp xúc với động vật hoang dã. Nếu như chó, mèo bạn thường xuyên ra ngoài thì bạn chỉ nên cho phép chúng ra ngoài dưới sự giám sát trong cự ly gần. Đặc biệt không nên thả rông chó bởi có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh nếu chẳng may chó bị dại mà cắn vào những người khác.
Như vậy bạn có thể thấy rằng bệnh dại là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng vật nuôi thậm chí là cả con người. Chính vì điều này bạn hãy chấp hành quy định đưa vật nuôi đi khám bệnh xét nghiệm kiểm tra định kỳ. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh nơi ở và ngăn vi khuẩn tấn công. Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc cũng như ngăn ngừa bệnh cho vật nuôi, hãy liên hệ với Bác sĩ Thú Cưng.